Lịch sử Hộ_chiếu_Việt_Nam

Nghị định số 389/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hộ chiếu Việt Nam[2]. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định chặt chẽ về việc cấp hộ chiếu và quản lý hộ chiếu rất nghiêm ngặt. Các điều kiện của hộ chiếu như thời hạn, đối tượng được cấp, quy định về việc sử dụng chỉ được nới lỏng từ sau Đổi mới.

Hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ của các nhà ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam khi đi đàm phán Hiệp định Paris

Nghị định số 389/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu có các quy định như sau:

  • Điều 3: Hộ chiếu phổ thông có thể cấp riêng cho từng người hoặc cấp cho tập thể nhiều người đi thành đoàn.
  • Điều 4: Hộ chiếu chỉ cấp cho công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 18 tuổi chẵn trở lên. Những trẻ em dưới 12 tuổi chẵn cùng đi với cha mẹ hoặc người đỡ đầu sẽ được ghi chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ hoặc của người đỡ đầu.

Những người từ 12 đến 18 tuổi sẽ được cấp một loại giấy coi như hộ chiếu.

  • Điều 6: Hộ chiếu riêng cho từng người có thể cấp cho một thời hạn nhiều nhất là 3 năm và có thể được gia hạn một hay nhiều lần. Kể cả những lần gia hạn, thời hạn của hộ chiếu không được quá 5 năm kể từ ngày cấp hộ chiếu.
    • Hộ chiếu tập thể có thể cấp trong một thời hạn nhiều nhất là 18 tháng.
    • Nghị định số 53-CP ngày 8 tháng 10 năm 1960 quy định thêm "thời hạn của hộ chiếu cấp cho sinh viên Việt Nam đi học dài hạn có thể dài hơn, nhưng không được quá 10 năm kể từ ngày cấp hộ chiếu"[3]
  • Điều 7: Hộ chiếu chỉ có giá trị để đi đến những nước có ghi trong hộ chiếu.
  • Điều 8: Mỗi khi xét cần, cơ quan cấp hộ chiếu có thể tuyên bố hộ chiếu hết giá trịra lệnh thu hồi hộ chiếu. Lệnh thu hồi hộ chiếu phải được thi hành ngay.

Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài có thể tạm giữ hộ chiếu lại và đề nghị cơ quan cấp hộ chiếu huỷ bỏ hộ chiếu ấy.

  • Điều 11: Khi ra đến nước ngoài, người mang hộ chiếu phải báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước đó biết.
  • Điều 12: Khi ở nước ngoài về, trong thời hạn 7 ngày người mang hộ chiếu phải nộp lại cho cơ quan đã cấp hộ chiếu.

Nghị định số 38-CP ngày 22 tháng 2 năm 1966 quy định về việc cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi ra nước ngoài về việc công nêu các trường hợp không được cấp hộ chiếu ngoại giao, các trường hợp được cấp hộ chiếu phổ thông rất hạn chế, và cũng chỉ đi việc công mới được cấp hộ chiếu:

Điều 1: Hộ chiếu phổ thông cấp cho những người dưới đây đi ra nước ngoài về việc công:
  • Chuyên gia Việt Nam,
  • Phóng viên thông tấn xã, báo chí, đài phát thanh và phóng viên thường trú ở nước ngoài,
  • Lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,
  • Hội viên các hội nhà báo, nhà văn, hội chữ thập đỏ,…
  • Đoàn viên các đoàn nghệ thuật, thể thao, thể dục, các đoàn đi tham quan, nghiên cứu,

  • Đoàn viên các đoàn thể nhân dân đi công tác,
  • Cán bộ, nhân viên từ cán sự 4 trở xuống,
  • Cán bộ quân đội từ cấp trung úy trở xuống,
  • Cán bộ, nhân viên của các công ty thương mại.

Hơn 30 năm sau, Nghị định số 389/TTg năm 1959 mới hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định Số 48-CP năm 1993 Về hộ chiếu và thị thực do Thủ tướng Phan Văn Khải[4]. Nghị định này chính thức hợp pháp hóa những thủ tục xuất nhập cảnh đã được làm từ lâu nhưng không có văn bản pháp luật quy định, đồng thời thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế và chính sách đã thông thoáng hơn rất nhiều về việc đi ra nước ngoài của công dân.

Giấy thông hành do Bộ ngoại giao cấp cho một người đi du lịch Campuchia năm 1990
  • Điều 4 Khoản 1. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu nếu có đủ các điều kiện sau:
    • Được cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cho phép xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
    • Đủ 16 tuổi, tính đến ngày nộp đơn xin cấp hộ chiếu. Trẻ em dưới 16 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc người đỡ đầu thì ghi tên và dán ảnh vào hộ chiếu của cha mẹ hoặc người đỡ đầu. Trường hợp cá biệt có thể cấp hộ chiếu phổ thông riêng cho trẻ em đi một mình.
  • Điều 3 Khoản 2. Thời hạn giá trị của hộ chiếu là 5 năm tính từ ngày cấp và có thể gia hạn một lần với thời gian không quá 3 năm.
    • Thời hạn giá trị của hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 16 tuổi là 3 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
    • Trong trường hợp cá biệt công dân Việt Nam có thể được cấp giấy thông hành để xuất cảnh hoặc nhập cảnh. Thời hạn giá trị của giấy thông hành là 3 tháng kể từ ngày cấp và chỉ được gia hạn một lần không quá 3 tháng.
  • Điều 7 Hộ chiếu phổ thông cấp cho những người sau:
    • Viên chức Nhà nước ra nước ngoài (không thuộc diện cấp hộ chiếu công vụ) để thực hiện các cam kết, hợp đồng ký kết giữa các tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam với các tổ chức tương đương của nước ngoài hay với các tổ chức quốc tế thuộc các lĩnh vực hợp tác kinh tế, văn hoá, báo chí, khoa học, công nghệ, đào tạo, lao động, chuyên gia
    • Những người do các doanh nghiệp, xí nghiệp (bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức sản xuất, kinh doanh, liên doanh với nước ngoài) cử ra nước ngoài để thực hiện công việc kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức đó.
    • Những người xuất cảnh về việc riêng như lao động, học tập, chữa bệnh, thăm thân nhân, du lịch, định cư...
    • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Điều 9. Trong thời hạn 5 ngày (15 ngày đối với người đi việc riêng và 30 ngày đối với người đi định cư ở nước ngoài) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan phải hoàn thành việc cấp hộ chiếu cho đương sự. Nếu từ chối cấp hộ chiếu phải giải thích rõ lý do. Đương sự có quyền khiếu lại về việc từ chối cấp hộ chiếu đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ tướng Chính phủ.
  • Điều 13 Khoản 2. Không thu hồi hộ chiếu khi về nước. Nếu lần xuất cảnh tiếp theo có sự thay đổi nhiệm vụ hoặc mục đích chuyến đi thì phải đổi hộ chiếu cho phù hợp.
Hộ chiếu công vụ cấp năm 2001 bắt đầu có ghi: "Hộ chiếu này là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu này có giá trị đi đến tất cả các nước"

Tuy nhiên việc được phép xuất cảnh và xin cấp hộ chiếu vẫn còn rất khó khăn. Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 03 năm 1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh quy định về việc quyết định cho xuất cảnh (tức là cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh)[5]:

  • Đối với cán bộ Nhà nước phải do Thủ trưởng cấp Bộ và tỉnh quyết định
  • Đối với công dân bình thường phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định

Nghị định Số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2000 tiếp tục có những điều khoản tiến bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế về hộ chiếu[6]:

  • Điều 5 Khoản 1. Hộ chiếu Việt Nam là tài sản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chỉ cấp cho công dân Việt Nam.
  • Điều 6 Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam.

Các quy định hiện hành về hộ chiếu được xác định bởi hai văn bản Nghị định Số 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam[7] và Nghị định Số 94/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam[8]. Hộ chiếu Việt Nam hiện nay được sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) có dòng mã để dùng máy đọc tại các cửa khẩu quốc tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hộ_chiếu_Việt_Nam http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/du-lich-bat-... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://xnc.catphcm.bocongan.gov.vn/ http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/v... http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/v... http://vnimm.gov.vn/ http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=1... http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=1...